Các họ Intel từ 945 Express đến 5x

Intel 945 Express (tên Lakeport) được phát hành năm 2005, bao gồm ba thành viên; 945G, 945P và 945PL. Những chipset này, cùng với 955X và 975X, là những chipset đầu tiên hỗ trợ bộ xử lý Pentium D dual-core.

Đi sâu vào chi tiết

945G và 945P được nhắm về cái mà Intel quy vào như phân đoạn thị trường “PC tốc độ”. Họ cho tốc độ FSB đạt tới 1066MHz và lên đến 4GB bộ nhớ DDR2 kênh đôi (Hai cặp) ở tốc độ 667MHz. Cả hai đều có tính năng hỗ trợ PCI Express x16, nhưng 945G có đồ họa được tích hợp Intel Graphics Media Accelerator 950.

945PL được nhắm tới cái mà Intel quy vào như phân đoạn “PC xu thế chu đạo” chỉ hỗ trợ hai đơn vị bộ nhớ (một cặp của đơn vị kênh đôi) ở tốc độ 533MHz và kích cỡ bộ nhớ tối đa 2GB. Nó cùng hỗ trợ PCI-Express x16.

Tất cả các thành viên của họ 945 hỗ trợ ICH7 của chip trung tâm điều khiển I/O được liệt kê ở Bảng 4.22, ICH7 khác với ICH6 ở những điểm sau:

Hỗ trợ 300MBps Serial ATA.
Hỗ trợ SATA RAID 5 và Matrix RAID (chỉ ICH7R).
Hỗ trợ hai cổng thêm vào additional PCI-Express x1 (chỉ ICH7R). Hình 4.22 so sánh những tính năng của chipset 945G và 915G.

Họ Intel 955X và 975X

Họ chipset Intel Glemvood được xuất xướng năm 2005 bao gồm hai thành viên: 955X và 975X. Những chipset này, cùng với họ 945, là những chipset đầu tiên hỗ trợ bộ xử lý Pentium D dual-core của Intel, chúng cũng hỗ trợ bộ xử lý Pentium Extreme Edition một nhân tốc độ cao cũng như bộ xử lý công nghệ HT Pentium 4 dùng Socket 775. Intel phân đoạn những chipset này như những chipset PC tốc độ và workstation tối thiểu.

Mặc dù những chipset này được đánh số bằng những dãy khác nhau, hầu hết những tính năng của chúng giống nhau. Cả hai đều hỗ trợ FSB tốc độ 800MHz và 1066MHz, hỗ trợ lên đến bốn đơn vị bộ nhớ DDR2 667/533MHZ (hai cặp của các đơn vị kênh đôi) cho bộ nhớ hệ thống tối đa 8GB. Cả hai hỗ trợ bộ nhớ ECC cho hoạt động workstation và dùng ICH7 của chip trung tâm điều khiển I/O được liệt kê trong bảng 4.22 955X và 975X khác nhau ở hỗ trợ video, 955X hỗ trợ một card video PCI Express x16, trong khi 975X hỗ trợ hai card video PCI Express trong hoạt động Slot đôi CrossFire.

Dãy Intel 96x

Dãy Intel 96x (tên mã là Broadwater) được giới thiệu vào tháng 6 năm 2006, được thiết kế để hỗ trợ những bộ xử lý Core 2, bao gồm phiên bản Dual và Quad-Core. Có vài loại trong dãy, mỗi cái có những tính năng hơi khác nhau. Q963 và Q965 là phiên bản cơ bản nhất, có tính năng video GMA 3000 tích hợp, tuy vậy Q965 có hỗ trợ Slot PCIe x16 (cho phép nâng cấp card video). Nó cũng hỗ trợ bộ nhớ DDR2 800MHz nhanh hơn. P965 bỏ đi video tích hợp ở những phiên bản chỉ dùng card PCIe x16. Cuối cùng G965 bao gồm tất cả những tính năng của những chipset khác, thậm chí thêm video GMA X3000 tích hợp tốt hơn, cùng với sự hỗ trợ cho những Slot nâng cấp PCIe x16.

Những chipset Intel dãy 3x và 4x

Được giới thiệu đầu tiên vào tháng 6 năm 2007, họ chipset dòng 3x (mã tên Bearlake) được thiết kế để hỗ trợ bộ xử lý Core 2 trong cả hai phiên bản Dual và Quad-Core. Dãy 4x tiếp theo vào tháng 3 năm 2008, cơ bản thêm sự hỗ trợ bộ nhớ DDR3, cộng với các Slot PCIe 2.x nhanh hơn và đồ họa được tích hợp.

Một số chipset dãy 3x và 4x cũng bao gồm đồ họa GMA (Graphics Memory Accelerator) tích hợp, một số trong những số này có Clear Video Technology, có thể mở rộng phát lại video và hỗ trợ giao diện HDMI (High definition media Interface).

Dãy 3x và 4x có sẵn ở một số phiên bản, bao gồm một số có video tích hợp, hỗ trợ cho tốc độ bộ nhớ và CPU nhanh hơn, cũng như nhiều bộ nhớ và Slot.

Các chipset dãy 3x và 4x được thiết kế như một giải pháp bộ hai chip và phải được kết hợp với chip ICH (I/O Controller Hub) tương ứng. ICH chứa các giao diện cho các cổng SATA (một số có khả năng RAID), các Slot PCIe không video, các cổng USB, audio HD tích hợp và các kết nối LAN.

Các chipset dãy Intel 5x

Các chipset Intel dãy 5x được thiết kế để hỗ trợ các bộ xử lý dãy Core i. Những bộ xử lý và chipset này có thiết kế khác rõ rệt so với những chipset Intel trước, tương ứng với mức độ mới của sự tích hợp hệ thống. Thực tế dãy 5x thực sự có hai dãy nhỏ khác biệt hoàn toàn, với hai mẫu đầu tiên là X58 IOH (I/O Hub) được giới thiệu vào tháng 11 năm 2008 và P55 PCH (Platform Controller Hub) được giới thiệu vào tháng 9 năm 2009.

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa các chipset dãy 5x và các chipset trước đó là bộ điều khiển bộ nhớ không còn là thành phần của chipset nữa, mà được di chuyển thẳng vào bộ xử lý dãy Core i. Đặt bộ điều khiển bộ nhớ vào bộ xử lý có nghĩa là các đơn vị bộ nhớ được kết nối trực tiếp bộ xử lý thay vì thành phần chipset North Bridge, cho phép kết nối chuyên biệt giữa bộ xử lý và bộ nhớ. Nghe điều này giống như ý tưởng tốt đẹp nhưng không phải như vậy. Đây là điều mà AMD đầu tiên giới thiệu trong Athlon 64 năm 2003.

Với bộ điều khiển bộ nhớ được tích hợp vào bộ xử lý, chức năng duy nhất còn lại cho North Bridge là hoạt động như một giao diện đối với các Slot card video PCIe. Do North Bridge không còn kiểm soát bộ nhớ nữa, Intel thay đổi tên MCH (Memory Controller Hub) thành IOH (I/O Hub) trong các chipset dãy 5x hỗ trợ bộ xử lý socket LGA1366.

Trong hệ thống dùng bộ xử lý dãy Core i socket LGA1156, Intel củng cố thành phần này hơn nữa bằng cách kết hợp không chỉ bộ điều khiển bộ nhớ mà cả giao diện video PCI Express trực tiếp vào bộ xử lý. Thực tế điều này có nghĩa là Intel xây dựng toàn bộ phần North Bridge của chipset vào ngay bộ xử lý, làm giảm chipset bo mạch chủ từ hai chip xuống một chip. Phần Chip South Bridge tồn tại này có cùng chức năng như cái mà Intel trước kia gọi là ICH (I/O Controller Hub), nhưng để phân biệt nó với những thiết kế trước, họ thay đổi tên thành PCH (Platform Controller Hub). Bằng cách xây dựng giao diện video ngoài trực tiếp vào bộ xử lý, Intel cũng có thề sản xuất bộ xử lý với quy trình đồ họa được tích hợp. Vài chipset dãy 5x (như là H55, H57 và Q57) hỗ trợ FDI (Flexible Display Interface), đòi hỏi bộ xử lý dãy Core i với đồ họa tích hợp. Dùng FDI, các tín hiệu video được gửi từ GPU trên bộ xử lý đến PCH, kế tiếp thực thi giao diện vật lý đối với việc hiển thị này (thí dụ DisplayPort, HDMI, DVI và/hay VGA).

Recent Posts

Quản lý dòng tiền doanh nghiệp: 6 bước quan trọng để đảm bảo tài chính ổn định

Dòng tiền là nguồn sống còn cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng để…

11 months ago

Tiết kiệm đầu tư – Chiến lược tiết kiệm và đầu tư thông minh

Tiết kiệm và đầu tư là hai khái niệm quan trọng trong việc xây dựng tương lai tài chính vững…

12 months ago

Bảo lãnh tín chấp: Lựa chọn tài chính an toàn và thuận tiện

Bảo lãnh tín chấp là một giải pháp tài chính thông minh và linh hoạt mà nhiều người lựa chọn…

12 months ago

Điều gì quyết định thành công của doanh nghiệp? Cách quản lý dòng tiền sẽ là câu trả lời

Cách quản lý dòng tiền là một phần quan trọng của thành công kinh doanh. Để tạo điều kiện cho…

1 year ago

Lợi ích và tiện ích của việc mở tài khoản Doanh nghiệp online ngân hàng

Bạn đang đau đầu với việc quản lý tài chính trong kinh doanh? Đừng lo lắng nữa! Với việc mở…

1 year ago

Mách bạn phần mềm quản lý chi tiêu TNEX – Đơn giản hóa việc quản lý tài chính cá nhân

Phần mềm quản lý chi tiêu là công cụ lý tưởng giúp bạn theo dõi, phân loại và kiểm soát…

1 year ago