Tìm hiểu card AGP Pro

AGP Pro 1.0 được giới thiệu vào tháng 8 năm 1998 và được đổi tên thành AGP Pro 1.1 a vào tháng 4 năm 1999. Nó có một khe cắm dài hơn để điều khiển card AGP lớn hơn, qua đó tiêu thụ từ 25watt & lên tới tối đa 110 watt.

Chức năng của AGP Pro

Những card AGP Pro được dùng cho những máy workstation đồ họa cao cấp, không dùng cho bất kỳ máy PC phổ thông nào. Tuy nhiên Slot AGP Pro tương thích ngược, nghĩa là một card AGP tiêu chuẩn cũng sẽ cắm vào được và số nhà kinh doanh đang dùng Slot AGP Pro cũng đang nhiều hơn Slot AGP 4x trong những sản phẩm máy tính hiện nay. Do Slot AGP Pro dài hơn, một card AGP 1 x/2x có thể được cắm không đúng vào khe cắm, làm tổn hại card nên một số nhà kinh doanh cung cấp một bao phủ hay phần chèn vào phần mở rộng cho AGP Pro tại phía sau khe cắm. Phần bao phủ hoặc chèn vào bảo vệ này chỉ được bỏ đi nếu bạn muốn lắp đặt card AGP Pro.

AGP chạy ở tần số nền 66MHz (thực sự 66.66MHz), gấp đôi PCI tiêu chuẩn. Trong kiểu AGP cơ bản, được gọi là 1X, mỗi chu kỳ là một truyền đơn. Do bus AGP dung lượng 32 bit (4 byte), khả năng truyền dữ liệu 66 triệu lần mỗi giây với tốc độ khoảng 266MBps! Cấu hình kỹ thuật cơ bản AGP cũng định rõ kiểu 2x, hai lần truyền thực hiện trong mỗi chu kỳ, kết quả 533MBps. Dùng sự tương đồng trong đó mỗi chu kỳ tương đương với sự dao động tới lui của quà lắc, kiểu lx được xem như là truyền thông tin tại lúc bắt đầu mỗi chu kỳ. Trong kiểu 2x, một đợt truyền thêm xảy ra mỗi lần con lắc hoàn tất nừa chu kỳ, do đó gấp đôi sự thực thi trong lúc duy trì về kỹ thuật cùng xung, hay trong trường hợp này, cùng số chu kỳ trong mỗi giây. Mặc dầu những card AGP cũ hơn chi hỗ trợ kiểu AGP lx, phần lớn nhà kinh doanh nhanh chóng chuyển sang kiểu AGP 2x. Cấu hình kỹ thuật AGP 2.0 mới hơn thêm khả năng 4x truyền tải, trong đó dữ liệu được truyền bốn lần trong mỗi chu kỳ và tương đương tốc độ truyền dữ liệu 1066MBps. Phần lớn những card AGP gần đây hỗ trợ tối thiểu cho tiêu chuẩn 4x và những chipset đồ họa mới nhất từ NVIDIA, ATI hỗ trợ AGP 8x. Bảng 4.74 thể hiện sự khác biệt trong xung và tốc độ truyền dữ liệu (băng thông) cho những kiểu AGP khác nhau.

Do AGP độc lập với PCI, dùng card video AGP để thoát ra bus PCI đối với nhiều đầu vào và đầu ra truyền thống, như là bộ điều khiển IDE/ATA hoặc SCSI, bộ điều khiển USB, card âm thanh….

Kết nối tốc độ cao

Ngoài ra sự thực thi nhanh hơn, một trong những lý do chính Intel thiết kế AGP là cho phép card video có kết nối tốc độ cao trực tiếp đến RAM hệ thống, cho phép giải pháp video mạnh và nhanh hợp lý được tích hợp với chi phí thấp hơn. AGP cho phép card video có sự truy cập trực tiếp đến RAM hệ thống, cho phép những giải pháp video giá thành thấp hơn được dựng trực tiếp vào bo mạch chủ không cần RAM video thêm vào hay cho phép card AGP chia sẻ bộ nhớ hệ thống chính. Tuy vậy, một ít card AGP trong những năm gần đây chia sẻ bộ nhớ chính. Thay vì vậy, chúng có bộ nhớ tốc độ cao của riêng chúng (như 256MB trong một số kiểu hiện nay). Sử dụng bộ nhớ chuyển dụng trực tiếp trên card video thì đặc biệt quan trọng khi chạy những ứng dụng video 3D tốc độ cao. AGP cho phép tốc độ card video đáp ứng những đòi hói sự biểu diễn đồ họa 3D tốc độ cao cũng như video đầy chuyển động trên PC.

Mặc dù AGP 8x (2,133MBps) nhanh hơn 16 lần so với PCI 32 bit 33MHz (133MBps), AGP 8x thì chỉ bằng khoảng phân nửa PCI Express xl6 (4000MBps). Bắt đầu vào giữa năm 2004, những nhà kinh doanh hệ thống và bo mạch chủ bát đầu thay thế AGP 8x bàng Slot mở rộng PCI Express X16 trong những hệ thống tốc độ cao. Ngay đầu năm 2006, phần lớn bo mạch chủ đều có tính năng Slot PCI Express X16 thay thế AGP

Những nguồn hệ thống

Những nguồn hệ thống là những kênh truyền thông, địa chỉ và những thiết bị cứng, tín hiệu khác dùng để truyền thông trên bus. Tại mức thấp nhất, những nguồn bao gồm những phần sau:

Những địa chỉ bộ nhớ.
Những kênh IRQ (interrupt request)
Những kênh DMA (direct memory access)
Những định vị cổng I/O

Những nguồn này được đòi hỏi và được sử dụng bởi nhiều thành phần của hệ thống. Những card tiếp hợp cần những nguồn này để truyền thông với hệ thống và hoàn thành mục đích của chúng. Không phái tất cả những card tiếp hợp đều có những yêu cầu nguồn tương tự. Một cổng truyền thông serial. Cho ví dụ, cần kênh IRQ và định vị cổng I/O, trong khi card âm thanh cần những nguồn này và ít nhất một kênh DMA.

Khi hệ thống của bạn trở nên phức tạp, cơ hội cho những xung đột nguồn phát sinh, vấn đề cấu hình trở thành quan trọng trong đầu những năm 1990, khi mà cấu hình bằng tay là tiêu chuẩn. Bắt đầu khoảng thời gian này, Microsoft và Intel phát triển một công nghệ được gọi là Cắm vào là chạy (PnP: Plug and Play), cho phép phát hiện tự động, quản lý và cấu hình phần cứng, hầu hết thời gian không cần bất kỳ sự can thiệp của người dùng. Windows 95 là hệ điều hành PC có PnP và tại thời điểm nó phát hành, phần lớn phần cứng bất đầu hỗ trợ tiêu chuẩn PnP. Sau này PnP được thay thế bằng ACPI (Advanced Configuration and Power Interface), kết hợp cấu hình thiết bị và quản lý nguồn vào một cấu hình duy nhất.

Các hệ thống hiện đại với ACPI và các bus hiện đại như là PCI và PCI Express hiếm có những sự cố cấu hình những nguồn này. Hầu như trong tất cả trưởng hợp cấu hình được tự động và không có trục trặc.

Recent Posts

Quản lý dòng tiền doanh nghiệp: 6 bước quan trọng để đảm bảo tài chính ổn định

Dòng tiền là nguồn sống còn cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng để…

12 months ago

Tiết kiệm đầu tư – Chiến lược tiết kiệm và đầu tư thông minh

Tiết kiệm và đầu tư là hai khái niệm quan trọng trong việc xây dựng tương lai tài chính vững…

12 months ago

Bảo lãnh tín chấp: Lựa chọn tài chính an toàn và thuận tiện

Bảo lãnh tín chấp là một giải pháp tài chính thông minh và linh hoạt mà nhiều người lựa chọn…

12 months ago

Điều gì quyết định thành công của doanh nghiệp? Cách quản lý dòng tiền sẽ là câu trả lời

Cách quản lý dòng tiền là một phần quan trọng của thành công kinh doanh. Để tạo điều kiện cho…

1 year ago

Lợi ích và tiện ích của việc mở tài khoản Doanh nghiệp online ngân hàng

Bạn đang đau đầu với việc quản lý tài chính trong kinh doanh? Đừng lo lắng nữa! Với việc mở…

1 year ago

Mách bạn phần mềm quản lý chi tiêu TNEX – Đơn giản hóa việc quản lý tài chính cá nhân

Phần mềm quản lý chi tiêu là công cụ lý tưởng giúp bạn theo dõi, phân loại và kiểm soát…

1 year ago