Với sinh viên lập trình, máy tính là công cụ không thể thiếu trong quá trình học. Để các khóa học về lập trình trở nên suôn sẻ, các sinh viên cần trang bị laptop có cấu hình đủ mạnh. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cách chọn laptop cho sinh viên chuyên ngành lập trình.
Bộ vi xử lý
CPU là ưu tiên hàng đầu khi các sinh viên chuyên ngành lập trình lựa chọn mua máy tính. Công việc lập trình thường có tính đa nhiệm, làm việc trên nhiều tab cùng lúc, nên bộ xử lý đa luồng, hiệu năng mạnh mẽ là điều vô cùng quan trọng. Laptop đủ tiêu chuẩn để viết code tối thiểu sử dụng bộ vi xử lý Intel Core i5 (hoặc AMD Ryzen 5). Trong trường hợp cần thiết, bạn cân nhắc lựa chọn các dòng máy có chip i7 hoặc i9 của Intel hoặc Ryzen 7 của AMD.
Cách chọn laptop cho sinh viên lập trình
RAM
Cùng với CPU, RAM là yếu tố cần thiết thứ 2 khi lựa chọn laptop lập trình. Để lập trình tốt, bạn cần thanh RAM có dung lượng lớn, tối thiểu là 8GB. Trong trường hợp bạn phải sử dụng môi trường máy tính ảo để test các ứng dụng, bạn cần dung lượng RAM gấp đôi thế. Lúc này, việc trang bị laptop có thanh RAM 16GB là vô cùng cần thiết. Dung lượng RAM này đủ để chia sẻ cho các máy ảo hoạt động động lập như một máy thứ 2 kết nối với máy chủ.
Không những thế, các sinh viên lập trình bên cạnh việc học code, thường phải kết hợp thiết kế nền tảng platform, hình ảnh, đồ họa(css, html, photoshop), cơ sở dữ liệu(sql, sqlite, sql server…), thanh RAM 16GB sẽ đủ dung lượng để xử lý song song với việc code.
Card đồ họa
Đối với dân IT, việc làm việc với đồ họa thường ít nên việc đầu tư card đồ họa mạnh là không cần thiết. Card đồ họa rời với dung lượng 2-4GB là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn học về lập trình và phát triển trò chơi, có thể đầu tư card đồ họa chuyên dụng.
Ổ cứng
Trong quá trình code, tốc độ khởi động ứng dụng và tải dữ liệu là vô cùng quan trọng. Các coder cần đầu tư ổ đĩa thể rắn SSD nhằm đẩy nhanh tốc độ của máy, tối ưu hiệu năng khi phải làm việc đa nhiệm trên nhiều tab cùng một lúc.
Bàn phím
Bàn phím cần có hành trình phím, độ nảy và trang bị đèn nền
Đối với việc học lập trình, bàn phím là nơi các sinh viên sử dụng nhiều nhất khi gõ các dòng code. Bàn phím với hành trình phím, độ nảy tốt sẽ là điều cần quan tâm khi lựa chọn laptop dùng để học lập trình. Ngoài ra bạn cần quan tâm đến đèn trang bị trên bàn phím để đảm bảo sử dụng tốt trong điều kiện thiếu sáng.
Thời lượng pin
Lập trình là công việc đòi hỏi mức độ tập trung cao và trong thời gian dài, bạn sẽ không muốn đang code giữa chừng thì máy bị sập nguồn do pin yếu. Một laptop có thời lượng pin đủ lâu là điều kiện cần để đảm bảo quá trình học tập không bị gián đoạn.
Màn hình
Màn hình có kích thước phù hợp là 15,6inch, độ phân giải HD, nên tích hợp các công nghệ chống chói giúp sinh viên không bị mỏi mắt trong quá trình code hàng giờ liền trên máy.
Hệ thống tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt giúp máy mát hơn kể cả khi làm việc liên tục
Bạn cần một hệ thống tản nhiệt tốt để đảm bảo cho chạy các phần mềm nặng trong thời gian dài. Bởi nếu máy bị nóng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, độ bền của các linh kiện.
Acer Nitro 5 AN515-43-R4VJ – laptop dành cho sinh viên lập trình
Thông tin cấu hình:
- Bộ vi xử lý: AMD Ryzen 7 3750H
- RAM: 8GB DDR4
- VGA: Nvidia Geforce GTX1650 4G DDR5
- Ổ cứng: 512GB SSD PCIe NVMe (nâng cấp tối đa thêm 2TB HDD)
- Màn hình: 15.6 inch FHD Acer ComfyView IPS LED LCD
Acer Nitro 5 AN515-43-R4VJ sở hữu dáng vẻ hầm hố với vỏ máy có khả năng chống vân tay giúp máy vẫn như mới dù qua thời gian dài sử dụng.
Acer Nitro 5 AN515-43-R4VJ sở hữu ngoại hình đẹp cùng hiệu năng đáng nể
Acer Nitro 5 AN515-43-R4VJ sở hữu chip AMD Ryzen 7 cùng RAM 8GB (cho phép nâng cấp lên 32GB) mang đến cho người dùng hiệu năng tốt. Máy được trang bị ổ cứng SSD 256GB có tốc độ truy suất và phản hồi dữ liệu siêu tốc (khởi động máy trong 15s, khởi động tab trong 3s). Bên cạnh sở hữu bộ vi xử lý của AMD, máy còn được trang bị card đồ họa rời của hãng RX 560X 4G giúp xử lý đồ họa mượt mà, đẹp mắt. Đây là lợi thế lớn đối với các coder lập trình ứng dụng, game.
Máy sở hữu hệ thống tản nhiệt gồm 2 quạt tản nhiệt thế hệ mới kết hợp công nghệ Acer CoolBoost™ giúp tăng 10% tốc độ quạt, giảm nhiệt độ CPU/GPU xuống 9%. Phần mềm Nitro Sense chủ động theo dõi nhiệt độ, điều chỉnh tốc độ quạt.
Máy được trang bị đèn nền bàn phím đảm bảo làm việc trong điều kiện thiếu sáng
Bàn phím full size có viền đỏ bao quanh các phím và đèn led nền giúp người dùng dễ dàng sử dụng máy trong môi trường ánh sáng yếu. Các phím có độ nảy tốt mang đến trải nghiệm gõ phím thoải mái dễ chịu. TouchPad cũng có viền màu đỏ, kích thước to, mượt mà, không mang đến cảm giác rít tay.
Ngoài ra, màn hình của máy được trang bị tấm nền IPS 15.6-inch độ phân giải Full HD hiển thị cực kì chi tiết, màu sắc trung thực, cho phép mở rộng góc nhìn đến 178 độ.
Giá tham khảo: 20.990.000 VNĐ
Trên đây là nguyên tắc chung, bất kỳ máy tính xách tay nào đáp ứng tất cả các thông số kỹ thuật trên đều sẽ là lý tưởng cho các tác vụ liên quan đến viết code và lập trình. Hy vọng với chia sẻ cách chọn laptop cho sinh viên lập trình, bạn sẽ mua cho mình một máy tính có cấu hình phù hợp