Các bước thực hiện việc tự ráp máy tại nhà

Tự ráp máy có thể mang lại nhiều lợi ích về chi phí và hiệu năng theo mong muốn. Tuy nhiên, những bạn nào không ham thích về kỹ thuật thì đừng nên thực hiện việc này vì trong quá trình ráp máy có vô số vấn đề phức tạp xảy ra chứ không đơn giản hễ ráp là chạy đâu.

Khởi động lần đầu tiên:

Đây là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình ráp máy. Bạn kiểm tra lần cuối cùng rồi bật máy. Nếu mọi việc đều ổn, trong vòng 10 giây, màn hình phải lên và BIOS tiến hành kiểm tra máy. Nếu trong 10 giây, màn hình không lên là có chuyện gay go, bạn phải lập tức tắt máy và kiểm tra lại các thành phần sau:

Jumper: Kiểm tra lại các jumper tốc độ mainboard, tốc độ CPU, điện thế CPU có đúng chưa?

RAM: Coi chừng RAM chưa cắm khớp vào đế, cắm lại RAM thật cẩn thận. Đây là lỗi thường xảy ra nhất.

CPU: Kiểm tra lại chiều cắm của CPU, kiểm tra xem có chân nào cong do cố nhấp xuống đế không? Lỗi này hiếm nhưng vẫn xảy ra cho những người ít kinh nghiệm. Khi nắn lại chân phải nhẹ nhàng và dứt khoát, tránh bẻ đi bẻ lại nhiều lần sẽ làm gãy chân.

Card màn hình: Kiểm tra xem chân card màn hình xuốg có hết không? Hãy thử đổi qua Slot khác xem sao. Trường hợp card màn hình bị hư hay đụng mainboard rất hiếm.

Nếu tất cả đều đúng nhưng máy vẫn không khởi động được, bạn cần liên hệ với nơi bán mainboard vì xác suất lỗi do mainboard là cao nhất trong các thành phần còn lại. Có trường hợp mainboard bị chạm do hai con ốc đế không được lót cách điện. Có trường hợp cần phải set các jumper khác với sách hướng dẫn (chỉ có người bán mới biết). Có khi bạn phải ôm cả thùng máy ra chỗ bán mainboard nhờ kiểm tra dùm.

Nếu máy khởi dộng tốt là bạn đỡ mệt và tiến hành ráp hoàn chỉnh máy. Chú ý trong giai đoạn này bạn nên sử dụng xác lập mặc định (default) trong BIOS, khi nào máy hoàn chỉnh và chạy ổn định mới set BIOS lại sau.

Ráp bổ sung để hoàn chỉnh máy:

Nối cáp tín hiệu và cáp điện cho các ổ đĩa còn lại.

Nối các cổng COM và LPT. Chú ý là phải sử dụng bộ dây được cung cấp kèm theo Mainboard, dùng bộ dây khác có thể không được do thiết kế khác nhau. Nối Mouse và máy in.

Ráp các Card còn lại: Nguyên tắc chung khi ráp các Card bổ sung là chỉ được ráp từng Card một, khởi động máy, cài đặt các driver điều khiển. Nếu Card hoạt động tốt mới ráp tiếp Card khác. Cách làm này giúp bạn xác định chính xác Card nào trục trặc trong quá trình ráp, không phải đoán mò.

Trước khi ráp Card bổ sung cần cẩn thận kiểm tra các jumper so với sách hướng dẫn để tránh bị đụng ngắt, điạ chỉ, DMA…

Tạo đĩa mềm chạy phần mềm định dạng HDD có khả năng boot:

Bạn nạp một đĩa mềm trắng vào ổ. Kích hoạt file phần mềm DM và bắt đầu làm theo các bước được hướng dẫn trên màn hình. Tất cả các dữ liệu cũ đang có trên đĩa mềm này sẽ bị xóa sạch. Sau khi hoàn tất, bạn đã có trong tay một đĩa mềm DM để xử gã HDD của mình. Để sử dụng nó, bạn chỉ việc nạp vào ổ và khởi động lại máy.

Recent Posts

Quản lý dòng tiền doanh nghiệp: 6 bước quan trọng để đảm bảo tài chính ổn định

Dòng tiền là nguồn sống còn cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng để…

5 months ago

Tiết kiệm đầu tư – Chiến lược tiết kiệm và đầu tư thông minh

Tiết kiệm và đầu tư là hai khái niệm quan trọng trong việc xây dựng tương lai tài chính vững…

5 months ago

Bảo lãnh tín chấp: Lựa chọn tài chính an toàn và thuận tiện

Bảo lãnh tín chấp là một giải pháp tài chính thông minh và linh hoạt mà nhiều người lựa chọn…

5 months ago

Điều gì quyết định thành công của doanh nghiệp? Cách quản lý dòng tiền sẽ là câu trả lời

Cách quản lý dòng tiền là một phần quan trọng của thành công kinh doanh. Để tạo điều kiện cho…

6 months ago

Lợi ích và tiện ích của việc mở tài khoản Doanh nghiệp online ngân hàng

Bạn đang đau đầu với việc quản lý tài chính trong kinh doanh? Đừng lo lắng nữa! Với việc mở…

7 months ago

Mách bạn phần mềm quản lý chi tiêu TNEX – Đơn giản hóa việc quản lý tài chính cá nhân

Phần mềm quản lý chi tiêu là công cụ lý tưởng giúp bạn theo dõi, phân loại và kiểm soát…

9 months ago